User:VietHealthCare

From Wikipedia, the free encyclopedia

HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM

   Ngành Y tế Việt Nam hiện nay được thành lập ngày 2/9/1945.  Sự phát triển của ngành y tế Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn: 1) giai đoạn 1945-1954; 2) giai đoạn 1954-1975 và 3) giai đoạn 1975-nay. 
   

Hệ thống y tế đã dần dần được hình thành trên cơ sở bốn tuyến sau:[edit]

(1) Y tế cơ sở (xã/phường và cơ quan) (2) Y tế quận/huyện (3) Y tế tỉnh/thành phố (4) Y tế tuyến Trung ương.

   Hệ thống dược cũng được hình thành theo hệ thống y tế bốn tuyến này. Hệ thống dược bao gồm các công ty và xí nghiệp dược Trung ương, công ty và xí nghiệp dược tỉnh/thành phố, các cửa hàng dược hoặc công ty phân phối quận/huyện và các quầy hàng dược tại xã cung ứng thuốc cho cộng đồng. 


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM[edit]

  Hệ thống trong công tác y tế là sự tổng hoà các quan điểm, chính sách, chủ trương, biện pháp, nguồn lực và hành động mà mục tiêu cǎn bản là nhằm thúc đẩy, khôi phục, duy trì và nâng cao sức khoẻ. Hệ thống y tế là sự kết hợp các nguồn nhân lực và tài lực, các tổ chức và cơ chế quản lý có liên quan tới sự cung cấp dịch vụ y tế. Hệ thống y tế không còn bị hiểu bó hẹp là chỉ các đơn vị y tế Nhà nước trực thuộc ngành y tế, mà còn bao gồm cả các đối tượng khác có tham gia cung ứng dịch vụ và tài chính cho y tế. 

DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG[edit]

I- TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA CUNG ỨNG TRONG Y TẾ • Các sản phẩm cung ứng y tế: thuốc, ống tiêm, dụng cụ tránh thai,… • Các sản phẩm dễ hư hỏng: thuốc, vacxin, bao cao su,... • Pha trộn sản phẩm: sản phẩm pha trộn, hàng giả, hàng nhái,..xảy ra bất cứ khâu nào trong dây chuyền cung ứng • Sản xuất: giúp hoàn trả chi phí nghiên cứu, thuốc còn trong thời gian bảo hộ thường rất mắc, các sản phẩm generic thường rẽ tiền hơn các thuốc biệt dược II- ĐỘNG CƠ CỦA DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG • Mô hình dây chuyền cung ứng: từ lựa chọn đến thu mua, phân phối và sử dụng. • Quy trình hậu cần III- LUỒNG THÔNG TIN CỦA DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG • Hệ thống “kéo”: trưng thu • Hệ thống “đẩy”: phân phối • Kết hợp “đẩy kéo”: tùy theo sản phẩm cung ứng. IV- TÓM TẮT • Sản phẩm y tế cung ứng không giống các sản phẩm hàng hóa khác • Cần có thông tin cho từng khâu: Lựa chọn-Thu mua-Phân phối-Sử dụng • Thông tin càng thông suốt càng tốt


== HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG Y TẾ ==


I- CÁC NGUỒN THÔNG TIN CÓ THỂ THU THẬP TỪ:[edit]

1. Thông tin thụ động thu thập từ cơ sở y tế • Sổ đăng ký bệnh nhân • Sổ theo dõi thuốc men • Sổ chấm công,…

2. Thông tin chủ động thu thập từ cơ sở y tế • Phỏng vấn • Thăm và kiểm tra cơ sở • Kiểm tra bí mật • Xét nghiệm chất lượng thuốc,…

3. Thông tin thu thập từ hộ gia đình • Sổ ghi chép các sự kiện quan trọng • Điều tra dân số và sức khỏe • Điều tra tử vong,…


II- CÁC LOẠI THÔNG TIN Y TẾ:[edit]

1. Thông tin về nguồn nhân lực 2. Thông tin về chất lượng 3. Thông tin về thể chế 4. Thông tin về tài chính y tế 5. Thông tin về nguồn cung

III- SỰ TIẾN BỘ VÀ LẠC HẬU TRONG THÔNG TIN[edit]

1. Chẩn đoán 1: • Cất dấu thông tin: do thông tin là quyền lực. 2. Chẩn đoán 2: • Phung phí thông tin: thông tin có sẵn nhưng ít được sử dụng. 3. Chẩn đoán 3: • Báo cáo sai: thường là hệ quả không mong muốn của những động cơ sai lầm. 4. Chẩn đoán 4: • Bỏ qua/ không chú ý thông tin: Phổ biến nhất, thông tin không được đánh giá, thông tin đe dọa ổn định chính trị.


IV- CÁCH SỬ DỤNG THÔNG TIN TỐT NHẤT:[edit]

• Để thông tin chảy một cách tự do • Nâng cấp quản lý hệ thống thông tin • Lồng ghép việc tạo ra sử dụng thông tin


TÓM TẮT[edit]

• Thông tin y tế cần thiết để ra quyết định về hệ thống y tế • Thu thập và phân phối thông tin y tế là công việc sản xuất hàng hóa công • Nhà lãnh đạo khôn ngoan thường “mở cửa” cho luồng thông tin “chảy” tự do.


HỆ THỐNG Y TẾ

Hệ thống y tế là hệ thống bao gồm mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, khám bệnh, chữa bệnh và phục hổi chức năng, mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và ung ứng thuốc…(từ các trạm y tế xã, phường, thị trấn đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương…)

Việc xây dựng hệ thống y tế là từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong các chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phát triển hệ thống y tế là phát triển hệ thống y tế theo hướng tăng cường xã hội hóa công tác y tế, trong đó y tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia; hướng tới sự công bằng và hiệu quả trong cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế.

Hệ thống y tế còn được định nghĩa là hệ thống kinh tế có liên quan đến sức khỏe con người. Theo khái niêm này, hệ thống y tế sẽ là tập hợp của các đơn vị, tác nhân và các thể chế, tương tác với nhau một cách gắn kết, thích nghi và điều chỉnh với môi trường.

Hệ thống y tế được cấu thành bởi 7 hệ thống cơ bản : hệ thống cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, hệ thống nhân lực y tế, hệ thống lãnh đạo và quản lý đảm bảo chất lượng, hệ thống tài chính y tế, hệ thống cung cấp trang thiết bị và công nghệ y tế, hệ thống thông tin y tế và các hộ gia đình. Khi phân tích, đánh giá từng hệ thống, người ta luôn quan tâm tới 7 khía cạnh : đầu ra, tính ổn định, sự công bằng, hiệu quả, bảo vệ, tự do và sự đổi mới.

a. Hệ thống cung cấp dịch vụ y tế cơ bản: Là hệ thống sử dụng các đầu vào như nhân viên y tế, cơ sở hạ tầng, thuốc men, y cụ…để cung cấp dịch vụ y tế. Trong cung cấp dịch vụ y tế cơ bản cần quan tâm đến 2 khái niệm quan trọng là “tác động” và “tầm với”. “Tác động” là ảnh hưởng của “điều trị” đối với đối tượng được điều trị, “tầm với” là khả năng mang thêm đối

tượng vào chương trình “điều trị” và “Lợi ích của dân số” = “Tầm với” x “Tác động”. Trên thực tế, với bất kỳ quy mô ngân sách nào cũng có sự “được mất” giữa “tầm với” và “tác động”, tức là luôn lựa chọn giữa việc ưu tiên mở rộng “tầm với” hay mở rộng “tác động”. “Tầm với” và “tác động” thường gặp khó khăn trong “ki lô mét cuối cùng”, ví dụ như các dịch vụ y tế thường khó tiếp cận và đạt hiệu quả cao đối với những người gặp khó khăn nhất (được coi là “ki lô mét cuối cùng), vì vậy cung cấp dịch vụ y tế luôn phải quan tâm đến “ki lô mét” cuối cùng để đảm bảo chất lượng và độ bao phủ. Để đánh giá, nói cách khác là “chẩn đoán” “bệnh” của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, người ta thường sử dụng các chỉ số đo lường mức độ thể hiện trong công việc như tính phục vụ, công bằng tài chính, thái độ nghiêm túc và tôn trọng bệnh nhân, công bằng cho người nghèo…Việc hiểu được động cơ làm việc sẽ giúp khắc phục những yếu kém của hệ thống, hay “điều trị” “bệnh” của hệ thống.

b. Hệ thống nhân lực y tế Bao gồm tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Họ có thể được đào tạo tại hệ thống trường y ở các mức độ khác nhau như: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học, nhân viên y tế công cộng… hoặc chưa được tham gia đào tạo hợp pháp như: cô đỡ (mụ vườn), thầy lang. Nếu kế hoạch phát triển hệ thống nhân lực y tế không hợp lý như: thiếu cán bộ y tế, mất cân đối giữa các loại cán bộ y tế như: tỉ lệ bác sĩ/ điều dưỡng,… thì các hệ thống khác dành cho y tế không thể hoạt động hiệu quả được.

c. Hệ thống lãnh đạo và quản lý đảm bảo chất lượng Theo quan điểm của Donabedian thì có 3 khía cạnh để đánh giá chất lượng hệ thống y tế: - Cấu trúc - Quy trình - Kết quả đầu ra

3 yếu tố trên cũng liên quan chặt chẽ với việc bố trí tác nhân, đơn vị và thể chế, điều này làm cho chất lượng dịch vụ y tế có sự khác nhau (hàng hóa công và hàng hóa tư nhân)

Chất lượng của dịch vụ y tế (công hay tư) còn được quyết định bởi động cơ của người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, trong y tế nảy sinh một số vấn đế liên quan đến chất lượng gọi là “hội chứng liên quan đến chất lượng”: - Hội chứng 1: Đào tạo/tập huấn không đầy đủ - Hội chứng 2: Sự giám sát không đầy đủ - Hội chứng 3: Tình trạng người bệnh không được cung cấp thông tin

d. Bảo hiểm y tế Phổ biến ở các nước phát triển. Phí duy trì hoạt động cuả các công ty thường chiếm 20-30% tổng phí bảo hiểm. Chính vì thế, theo phân tích “luật số lớn” thì một thị trường bảo hiểm tốt phải thu hút ít nhất 10.000 người tham gia thì sẽ tránh được nguy cơ đổ vỡ.

Động cơ của người cung cấp dịch vu (công ty bảo hiểm) là luôn lựa chọn khách hàng ít rủi ro hay đưa ra gói bảo hiểm cao đối với khách hàng rủi ro, cuối cùng sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn/khủng hoảng (người ốm không mua được bảo hiểm, người khỏe mạnh lại ít sử dụng) Động cơ của người sử dụng bảo hiểm: luôn dựa vào bảo hiểm để sử dụng các dịch vụ y tế quá mức làm cho chi phí y tế lên cao.

e. Hệ thống thông tin y tế Một phần hết thức quan trọng trong hệ thống y tế. Hiện nay, hệ thống thông tin y tế đang dần được hoàn thiện và kiểm soát. Hệ thống thong tin y tế phụ thuộc vào tính chất quyết định của cơ sở y tế, nhân lực y tế, lãnh đạo và quản lý chất lượng, tài chính, dây chuyền cung ứng. - Cơ sở y tế: Quyết định của nhân viên y tế, thanh tra y tế. - Nhân lực y tế: Quyết định bởi cơ sở giáo dục đào tạo, bộ y tế - Chất lượng: Phản hồi từ bệnh nhân, thanh tra.. - Tài chính: mức độ thường xuyên và gánh nặng chi phí y tế - Dây chuyền cung ứng: Các nhà sản xuất, ban thanh tra, lãnh đạo trong ngành y tế.