Caffeine citrate

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Caffeine citrate
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCafcit, other
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngby mouth, i.v.
Mã ATC
Các định danh
Tên IUPAC
  • 1,3,7-trimethylpurine-2,6-dione; 2-hydroxypropane-1,2,3-tricarboxylic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
ChemSpider
ECHA InfoCard100.125.472
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC14H18N4O9
Khối lượng phân tử386.314 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=C(O)C(O)(CC(=O)O)CC(=O)O.O=C2N(c1ncn(c1C(=O)N2C)C)C
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C8H10N4O2.C6H8O7/c1-10-4-9-6-5(10)7(13)12(3)8(14)11(6)2;7-3(8)1-6(13,5(11)12)2-4(9)10/h4H,1-3H3;13H,1-2H2,(H,7,8)(H,9,10)(H,11,12) ☑Y
  • Key:RCQXSQPPHJPGOF-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Caffeine citrate, được bán dưới tên thương mại Cafcit và các tên khác, là một loại thuốc dùng để điều trị việc ngừng thở ở trẻ sinh non.[1] Cụ thể là thuốc dùng cho trẻ được sinh ra dưới 35 tuần hoặc cân nặng dưới 2 kg (4.4 lb) một khi các nguyên nhân khác bị loại trừ.[2] Nó được đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch.[1]

Tác dụng phụ có thể bao gồm vấn đề cho ăn, tăng nhịp tim, lượng đường trong máu thấp, viêm ruột hoại tử và các vấn đề về thận.[1][2] Việc kiểm tra nồng độ caffeine trong máu đôi khi được khuyến cáo.[1] Nó là một muối axit citric của caffein.[3] Caffeine citrate thuộc họ thuốc xanthine.[2] Nó hoạt động bằng cách kích thích các trung tâm hô hấp trong não.[1]

Caffeine được phát hiện vào năm 1819.[4] Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Ở Vương quốc Anh, lọ 10 mg có giá 4,90 bảng Anh.[6] Thuốc dạng tiêm tĩnh mạch cũng có thể uống trực tiếp.[6]

Sử dụng trong y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Caffeine citrate nói chung là phương pháp điều trị ưu tiên cho ngưng thở khi sinh non.[2] Nó có ít tác dụng phụ hơn so với theophylline.[2]

Các chức năng của cafein citrate có nhiều khả năng tương tự như caffeine, nhưng có tác dụng nhanh hơn; tốc độ phân giải nhanh hơn caffeine. Giống như hợp chất chị em của nó, nó có thể được sử dụng để xua tan cơn đau do đau đầu. Tuy nhiên, caffeine natri benzoate thường chỉ được sử dụng để điều trị đau nửa đầu nghiêm trọng, chứ không phải dạng caffein citrate dùng đại trà.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Caffeine; Caffeine and Sodium Benzoate Injection; Caffeine Citrate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d e WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. X. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Donn, Steven M.; Sinha, Sunil K. (2012). Manual of Neonatal Respiratory Care (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 457. ISBN 9781461421559. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Brown, Nathan (2015). In Silico Medicinal Chemistry: Computational Methods to Support Drug Design (bằng tiếng Anh). Royal Society of Chemistry. tr. 20. ISBN 9781782621638. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ a b Ainsworth, Sean B. (2014). Neonatal Formulary: Drug Use in Pregnancy and the First Year of Life (bằng tiếng Anh) (ấn bản 7). John Wiley & Sons. tr. 120. ISBN 9781118819517. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2016.