Jump to content

User:Vic.0

From Wikipedia, the free encyclopedia

Thành hoàng làng[edit]

Đức thành hoàng làng tên thật là ngài Đỗ Kính Tu sinh năm 1172 ( Nhâm Thìn ) tại quê nhà là Nhân Lý, “Nhân Ái” huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây ( nay là Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội ) trong một gia đình Nho học. Ngài thông minh từ bé, hai tuổi có trí nhớ tài tình, ba tuổi mẹ dạy chữ, dạy đâu biết đấy, thậm chí còn nói chữ với mẹ, năm tuổi đi học thầy, tám tuổi theo sư về chùa học, mười ba tuổi đã đỗ đầu về thi tuyển khu vực bản xứ, mười tám tuổi, triều mở khoa thi võ, ngài trúng cử được phong võ chức, vua sai đi dẹp giặc. Hai mươi ba tuổi đỗ đầu khoa thi tam giáo, được sung chức hàn lâm viện đại học sĩ, kiêm võ sư, rồi tiếp tục được phong chức thái úy, thái phó ( tể tướng ), đế sư, kiểm hiệu, thái bảo, tước là đại vương.
  Uy danh ngài bấy giờ cực kỳ hiển hách, trấn đông lừng lẫy khắp nơi, từ đô thành đến nông thôn đều nức tiếng “Đại quan liêm chính” văn võ kiêm toàn, giúp ba đời vua trị vì đất nước, được vua ban quốc tính ( họ vua ) tức Lý Kính Tu.
 Ngài có lòng nhân ái, thương dân, cánh đồng trầm quanh năm úng ngập, ngài đã tổ chức quân lính đào một đêm xong con ngòi từ đồng trầm qua Hòe Thị, Kiều Mai ( nay là Thị Cấm ) ra sông Nhuệ giải thoát úng ngập cho dân cấy được hai vụ.
  Cuối đời nhà Lý vua chỉ biết ăn chơi, không trông coi triều đình, nghe bọn gian thần xiểm nịnh tấu, ngài đào ngòi để tập luyện binh lính làm phản.Tội đã nghị án xong, đòi ngài tự quyết án.
  Không thể thanh minh cho mình được, vì chức to ( trên quyền can ngăn vua, dưới có quyền hỏi tội các quan ) nên ngài đã cưỡi ngựa bạnh cùng hai quan bộ hạ ra sông Hồng tự vẫn ( làng Kẻ ). Hôm đó là ngày 21-5 ( năm Bính Tý ) 1216 thọ 45 tuổi. Sau ba ngày được dân báo nên trong triều có tấu “ Thái sư xưa có công nay đã chết”, vua giác ngộ thương tiếc, cảm động cho lễ bộ rước ngài về quê cũ để mai tang, được tin báo triều đình, toàn huyện và làng sở tại cùng quan quân ra tiếp phục táng lễ tại mả am, vua cho lập miếu thờ ngay tại nơi ngài mất ( làng Kẻ ) “ gọi là miếu anh hùng “.
 Dân làng Hậu Ái rước anh linh Ngài về thờ tại dinh cũ nay là đình làng, hàng năm dân lấy ngày 21-5 là ngày tế lễ.

Đình làng Hậu Ái [1] tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, phía trước đình là hồ nước, xung quanh có nhiều cây cổ thụ. Kiến trúc đình kiểu chữ Đinh, gồm cổng đình, sân đình, tòa đại đình và hậu cung. Cổng đình có hai cột hoa biểu cao; đỉnh cột mang hình lồng đèn, được đắp nổi tứ linh, hổ phù; phía dưới chân cột là bốn con chim phượng hoàng chụm đuôi lại. Hai bên sân đình là hai dãy tả vu, hữu vu đều có sáu gian, tường hồi bít đốc, các vì kèo làm kiểu quá giang trên cột gạch. Phía cuối sân là tòa đại đình gồm năm gian, hai mái. Trên đỉnh mái đắp đôi rồng chầu mặt trời. Năm hàng cột đỡ mái hiên của toà đại đình được gắn với nhau theo kết cấu “thượng rường hạ kẻ”. Các kiến trúc trong tòa đại đình được chạm tứ linh (long, ly, quy, phượng), hổ phù, hoa lá theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Sau đại đình là tòa hậu cung với kết cấu theo kiểu “thượng rường hạ bẩy” và được chạm trổ rồng, mây, hoa lá như ở đại đình.

Hậu cung được ngăn làm đôi bởi hệ thống cửa bức bàn sơn son, vẽ hình rồng, phượng, rùa, lân. Nửa phía trong hậu cung có khám thờ Đỗ Kính Tu với tượng, long ngai, bài vị. Nửa phía ngoài bầy bộ kiệu giá ngự, các đồ tự khí như bát bửu, cờ năm màu…

Đình Hậu Ái đã được Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989.

  1. ^ Đình Hậu Ái